Mách bạn 5 loại thảo dược kết hợp với yến cực tốt
phạm minh Thời
Thứ Năm,
14/04/2022
Bên trong yến sào chứa đến 17 loại axit amin cùng 31 nguyên tố vi lượng quý, có tác dụng rất lớn cho việc bồi bổ sức khỏe và tăng cường thể lực, duy trì một tinh thần minh mẫn cho ngày dài hoạt động.
Để phát huy công dụng tối đa đòi hỏi phải sử dụng đều đặn mà vị yến tự nhiên lại khá nhạt, dễ ngán nếu dùng lâu. Vì vậy, phương dược quý này đã được biến tấu với nhiều loại thảo dược khác, vừa giúp hương vị thêm đậm đà lại tăng thêm nhiều công dụng tuyệt vời.
Yến sào có thể kết hợp với những nguyên liệu nào?
1. Gừng
Theo y học cổ truyền, gừng có vị cay, tính ấm, có tác dụng tán hàn, ôn trung, tiêu đàm, giải độc. Khi nấu chung, gừng sẽ làm giảm bớt tính hàn của yến, giúp tỳ vị dễ hấp thu dưỡng chất.
Gừng kết hợp với yến giúp gia tăng sức đề khàng cho cơ thể
2. Đường phèn
Đường phèn thường được dùng để thay thế đường cát trắng trong việc nấu ăn hàng ngày không chỉ do vị ngọt thanh mà còn bởi công dụng thanh nhiệt.
Ngoài ra, do đường phèn không cần trải qua quá trình tinh chế nên việc sẽ tốt cho sức khỏe hơn. Yến sào chưng đường phèn là món ăn quá quen thuộc bởi rất dễ chế biến, lại phù hợp cho nhiều đối tượng, kể cả những người đang ăn kiêng.
>>> Xem thêm: Nước Yến sào có phải Thực phẩm chức năng không?
3. Táo đỏ
Táo đỏ có lượng vitamin C cao gấp 80 lần so với nho hay táo, cam…nên khi chưng cùng tổ yến sẽ giúp tăng sức đề kháng, và giảm cholesterol trong máu.
Yến chưng táo đỏ rất có lợi cho sức khỏe
4. Lá dứa (lá nếp)
Trong Đông Y, lá dứa được kết hợp trong các bài thuốc điều trị ho, giảm sốt,thấp khớp… hoặc nấu uống hằng ngày để dưỡng da và thanh lọc cơ thể. Nghiên cứu cho thấy thành phần của lá dứa giàu Alkaloid, Glycosides, 2-axetyl-1-pyrrolin và 3-metyl-2(5H)-furanon.
Nhờ đó, có công dụng giảm đau nhức xương khớp, ổn định thần kinh, ổn định lượng đường trong máu. Khi chưng yến sào, hãy bỏ thêm một ít lá dứa để tăng thêm hương vị và giá trị dinh dưỡng của món ăn.
5. Hạt sen tươi hoặc khô
Không chỉ được ưu ái trong các căn bếp, hạt sen còn là một trong những vị thuốc Đông Y giá trị với công dụng định thần, chống viêm và an thai. Ngoài ra, enzyme L-isoaspartyl bên trong hạt sen còn làm chậm quá trình lão hóa, cho làn da khỏe đẹp, min màng.
Nhiều nghiên cứu về dinh dưỡng đã chỉ ra rằng hạt sen có hàm lượng calo thấp và chất xơ cao, nên rất có ích cho người cao tuổi hoặc người ai đang gặp vấn đề về đường huyết.
Yến chưng hạt sen chứa hàm lượng chất dinh dưỡng cao
Một số lưu ý khi sơ chế và chưng yến
Trước hết, cần ngâm yến với nước trong khoảng 1 - 2 tiếng cho đến khi thấy sợi yến dần tơi thì vớt ra, loại bỏ hết lông cùng các tạp chất. Không sử dụng nước nóng vì sẽ làm tan yến, mất chất dinh dưỡng, chỉ nên sử dụng nước ở nhiệt độ thường hoặc nước hơi ấm.
Đối với các nguyên liệu như hạt sen, táo đỏ,… nên sơ chế riêng, canh thời gian nấu vừa chín rồi mới bỏ vào chưng cùng với yến.
Nên chế biến đúng cách để chất lượng yến được trọn vẹn
Đối với các gia đình bận rộn có thể chọn những sản phẩm yến chưng sẵn đóng hộp để dùng mỗi ngày hoặc mang theo khi đi làm, đi học.
Liên hệ Comshopping để biết thêm nhiều sản phẩm bổ dưỡng chăm sóc sức khỏe hoặc tư vấn miễn phí qua hotline 1800 6640.
>>> Tham khảo ngay: Uống nước yến nhiều có tốt không?